Tại sao sàn nhà bị rung lắc?

                Tại sao sàn nhà rung lắc là hiện tượng rất nhiều công trình xây dựng gặp phải. Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý triệt để, có thể gây nguy hiểm đến người dùng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về vấn đề đó, cùng GKHOME tìm hiểu nhé! 

Thứ nhất, sàn bê tông quá mỏng

                 Trong quá trình đổ bên tông, nếu thợ đóng cốt pha sàn không kỹ, cao độ không bằng nhau chỗ dày chỗ mỏng sẽ làm cho chất lượng của bê tông không được đảm bảo.

Thứ hai, đặt thép sai kỹ thuật

                 Khi thiết kế, có 2 cách để đặt thép đúng. Cách 1: tại vị trí chịu lực, ta sẽ tăng cường thép và ngược lại ta sẽ cắt bớt thép tại vị trí không chịu lực. Đây là cách làm khá phổ thông. Cách 2: Ta thiết kế ô sàn sắt gồm 2 lớp: 1 lớp dưới và 1 lớp trên. Tuy nhiên, cần tạo khoảng trống giữa 2 lớp đó. Khi đó, sàn sẽ đảm bảo chất lượng, không bị rung lắc. 

Bo-tri-thep-san-hai-lop

Thứ ba, ô sàn quá lớn

                 Các sàn càng rộng thì độ rung của nó càng lớn. Nếu muốn không rung, ta cần phải tăng cường thép, tạo mật độ thép dày hơn. Điều này đồng nghĩa với việc hao tổn chi phí về vật tư và tăng trọng lượng của sàn. 

Thứ tư, sàn bị nứt

                 Khi sàn bị nứt mảng lớn, mức độ chịu lực sẽ bị yếu. Để khắc phục, ta cần phải bảo dưỡng sàn thật kỹ bằng cách tưới “no nước” cho sàn bê tông để tăng sức chịu lực của sàn. Đồng thời, sau khi đổ bên tông 1 ngày, ta cần phải hạn chế việc đi lại trên sàn hoặc di chuyển một cách thật nhẹ nhàng. 

San-nut-do-bi-rung-lac

Thứ năm, do móng yếu

                 Đối với móng cọc mà tại các vùng đất yếu, ta phải đóng cọc đủ trọng tải của nó. Ví dụ nếu ta dùng dàn tải 70 tấn thì ta cần đóng hết tải. Lúc này, cọc mới đủ khả năng chịu lực. Ngược lại, nếu ta đóng nửa vời, thiếu cọc thì móng nhà sẽ bị yếu, từ đó gây ra hiện tượng rung lắc sàn nhà hoặc cả ngôi nhà. Một trường hợp khác, đối với các nhà cao tầng, tỉ lệ móng với chiều cao nhà không phù hợp cũng là nguyên nhân gây rung lắc nhà.

Thứ sáu, do vùng đất yếu

                 Trong quá trình đô thị hoá ngày nay, các vùng đầm lầy, vùng trồng lúa đang được san lấp để phân lô xây nhà. Khi sử dụng vùng đất yếu này để xây, người ta cần phải đóng cọc sâu hơn bình thường. Điều này sẽ làm giảm khả năng chịu lực của cọc. Tuy nhiên, ngay cả khi ta đóng đủ khả năng chịu lực của cọc, khi có xe tải trọng lớn đi qua, vùng đất đó vẫn bị rung lắc. Bởi, ở dưới nền nhà vẫn là dạng đất bùn lỏng và khi bị một lực tác động sẽ khiến nhà sẽ bị rung lắc.

                 Trên đây là những chia sẻ của CTCP Kiến trúc và Xây dựng GKHOME về mẹo trong xây dựng nhà ở, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích! 

Thông tin liên hệ:

 

  • Địa chỉ văn phòng 1: 181 Trung Lực, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng, Việt Nam
  • Địa chỉ văn phòng 2: ngõ 245 Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Nhà máy sản xuất đồ gỗ 1:  KCN Vĩnh Lộc – Phùng Xá – Thạch Thất – Hà Nội
  • Nhà máy sản xuất đồ gỗ 2 : KCN Đồng Hòa – Kiến An –Hải Phòng
  • Hotline: 0936606898
  • Email liên hệ: gkhomevn@gmail.com

Trả lời

Contact Me on Zalo