Sắt là gì? Tìm hiểu những ứng dụng của sắt với đời sống

Hình ảnh minh họa

Ngày nay, chúng ta thường bắt gặp sắt xuất hiện nhiều trong cuộc sống. Nó đã dần trở thành kim loại không thể thiếu trong các công trình trọng yếu. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn sắt là gì. Những ứng dụng mà sắt đem lại trong đời sống hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Sắt là gì?

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Sắt được biết đến là kim loại có nhiều trong lõi và vỏ của Trái Đất. Sắt nguyên chất không được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng ta chỉ tìm được sắt trong các quặng sắt như Hematit hay Magnetite. Muốn có được sắt cần phải sử dụng các phương pháp tách sắt ra khỏi các tạp chất. Thông thường người ta sẽ khử Cacbon trong lò luyện kim với nhiệt độ lên đến 2000 độ C để thu về sắt nguyên chất.

Theo thống kê, sắt cùng với hợp kim của sắt chiếm đến 95% tổng các khối lượng được sử dụng trong ngành sản xuất. Từ sắt mà có thể chế tạo ra các hợp kim khác. Ví dụ như gang, thép không gỉ, thép đen, sắt non,… Những loại này có những ưu điểm riêng, giá thành cạnh tranh hơn. Vì thế mà nó cũng được dùng phổ biến ở nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, sắt cũng là thành phần cần thiết của cơ thế sống. Nếu thiếu chất sắt thì con người cũng sẽ gặp nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó phải kể đến là thiếu máu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống.

Cấu tạo, tính chất vật lý, hóa học của sắt

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Sắt có có kí hiệu là Fe, có số nguyên tử là 26. Nhiệt độ nóng chảy của nó là 1538 độ C. Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có từ tính. Tính chất vật lý của sắt là gì? Sắt là kim loại nên ở có bản chất rắn, có màu trắng xám, có tính dẻo nên rất dễ để rèn, linh hoạt trong gia công. Sắt có tính từ nên sẽ hút được nam châm.

Vậy tính chất hóa học cụ thể của sắt là gì? Nguyên tố sắt tác dụng được với các phi kim (Cl,O2, S,..), các axit (H2SO4, HCl, HNO3,…), nước và muối.

  • Sắt tác dụng với phi kim thì sẽ tạo ra các oxit sắt hoặc là sắt clorua, sắt sunfua tùy vào phi kim mà nó phản ứng. Ví dụ như: Fe2O3, Fe3O4, FeCl2, FeS,…
  • Khi Fe tác dụng với axit thì có hai trường hợp. Với axit loãng thì tạo ra Hydro và Fe lúc này mang hóa trị 2. Còn với axit đặc thì sẽ tạo ra oxit sắt và nước.
  • Khi sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ dưới 5700 độ C thì tạo ra Hydro và Fe3O4. Còn nếu ở nhiệt độ cao hơn 5700 độ C thì sẽ tạo ra FeO và khí Hydro.
  • Sắt tác dụng với muối thì sắt sẽ đẩy kim loại có trong dung dịch muối. Sinh ra dung dịch muối mới.

Vai trò trong công nghiệp của sắt là gì?

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Dưới đây là các hợp kim phổ biến của sắt.

  • Thép: Là hợp kim của sắt trong đó có chứa cacbon (0,01 – 2%), silic, mangan… Có 2 loại thép phổ biến đó là thép thường và thép đặc biệt. Thép đặc biệt thì sẽ có thêm 1 số thành tố khác như Crom, Niken… và nó thường được dùng trong những sản phẩm quan trọng.
  • Thép không gỉ: Đây là hợp kim của sắt và crom, tỷ lệ của crom trong này là 10,5%. Nó có khả năng chống ăn mòn vượt trội, ứng dụng nhiều trong đời sống.
  • Gang: Đây là hợp kim của sắt và cacbon, ngoài ra còn có silic. Hiện tại thì có 2 loại là gang xám và gang trắng. Tỷ lệ Cacbon và silic mà càng cao thì gang xám, có tính mềm. Ngược lại tỷ lệ cacbon và silic thấp thì sẽ tạo ra gang trắng, cứng hơn.

Ứng dụng của kim loại sắt là gì?

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Những ngành mà có ứng dụng sắt phổ biến:

  • Đồ dùng gia dụng: bồn rửa, thùng rác, bàn ghế, kệ sắt, móc treo, máy móc thiết bị dùng trong gia đình như máy xay,máy giặt, máy cắt…
  • Đồ dùng như nội – ngoại thất: phụ kiện cửa, lan can, cầu thang, cửa, cổng sắt, hàng rào, tượng nghệ thuật, chân trụ đèn, tủ, kệ, chao đèn…
  • Giao thông vận tải: Cầu đường (cầu vượt, cầu đi bộ, cầu vượt sông), đường sắt ( hệ thống đường ray xe lửa), khung sườn các phương tiện giao thông, cột đèn đường,.
  • Ngành xây dựng: Khung cốt thép, lưới an toàn, giàn giáo, chốt, trụ vững, thanh V, thanh la,…
  • Ngành cơ khí: Thiết bị, bộ phận máy móc, bát, phụ kiện cơ khí, bản lề.
  • Ngành y: Sắt là thành phần không thể thiết cho cơ thể con người.

Trên là những chia sẻ của Công ty cổ phần Kiến trúc và xây dựng GKHome, hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu được những thông tin cần thiết.

Thông tin liên hệ:

  •  Địa chỉ văn phòng 1: 181 Trung Lực, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng, Việt Nam
  • Địa chỉ văn phòng 2: ngõ 245 Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Nhà máy sản xuất đồ gỗ 1:  KCN Vĩnh Lộc – Phùng Xá – Thạch Thất – Hà Nội
  • Nhà máy sản xuất đồ gỗ 2 : KCN Đồng Hòa – Kiến An –Hải Phòng
  • Hotline: 0936606898
  • Email liên hệ: gkhomevn@gmail.com

Trả lời

Contact Me on Zalo